Bệnh gout là gì - hiểu hơn về bệnh gout

Gout dễ bị nhầm với "giả gout", nhưng cũng có thể là... gout thật nhưng không có biểu hiện rõ rệt! Hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh gout và cũng biết mình có mắc gout hay không? Hãy cùng Thực phẩm sạch với đời sống tìm hiểu rõ hơn về bệnh gout.

Bệnh gout là gì - hiểu hơn về bệnh gout
Bệnh gout là gì - hiểu hơn về bệnh gout

Sự khởi phát của bệnh gout

Gout thường khởi phát ở các ngón khớp cái (75% các trường hợp). Ngoài ra, cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khuỷu tay. Gout là bệnh khớp gây đau nhức dữ dội, gây nên do lắng đọng những tinh thể acid uric trong khớp và tổ chức liên kết quanh khớp. Sự lắng đọng này dẫn đến viêm khớp với các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ đau và cứng khớp. Lắng đọng acid uric còn gọi là hạt tophi, có thể thấy hạt này có ở xung quanh khớp hoặc loa tai. Ngoài ra, các tinh thể này có thể lắng đọng ở thận, gây sỏi thận.


Người bị mắc gout
Người bị mắc gout
Bệnh có thể tiến triển qua các giai đoạn: tăng acid uric máu không triệu chứng. Tiếp đó là giai đoạn cấp - bệnh nhân có biểu hiện tăng acid uric máu gây lắng đọng tại khớp; người bệnh đột ngột bị sưng đau dữ dội các khớp, nóng, đỏ và rất căng. Các cơn đau thường mất đi sau 3-10 ngày, ngay cả khi không điều trị, và các cơn tiếp theo có thể không xảy ra sau nhiều tháng, nhiều năm sau. Tuy nhiên, các cơn cấp này cũng có thể kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Giữa các đợt cấp, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, và chức năng khớp vẫn bình thường.

Đến giai đoạn mạn tính - thường sau khoảng 10 năm từ khi phát bệnh. Trong giai đoạn này, các khớp bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí, thận cũng có thể bị tổn thương.

Sự nhầm lẫn giữa gout và một số bệnh đau nhức.

Gout là bệnh khó chẩn đoán, vì các triệu chứng thường không rõ rệt và có thể nhầm với nhiều bệnh khác. Mặc dù hầu hết bệnh nhân có tăng acid uric máu trong quá trình tiến triển của bệnh, nhưng cũng có thể không tăng trong đợt cấp. Ngoài ra, nếu chỉ có tăng acid uric máu thì cũng chưa thể khẳng định người đó mắc gout. Nên nhớ "nhiều người có tăng acid uric máu mà không phát triển thành bệnh gout". Để chẩn đoán xác định gout, bệnh nhân cần được chọc dịch khớp, soi kính hiển vi để tìm tinh thể acid uric.


Cảm giác đau nhức - khó chịu của người mắc gout
Cảm giác đau nhức - khó chịu của người mắc gout
Tuy nhiên, nếu không có, cũng không loại trừ gout. Việc tìm các hạt tophi cũng giúp cho chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, các cơn gout cấp cũng có thể giống như nhiễm trùng khớp, vì vậy, khi nghi ngờ cần làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn.

Đôi khi có thể nhầm lẫn với giả gout (bệnh vôi hóa sụn khớp), vì bệnh này cũng có triệu chứng viêm tương tự, nhưng trong giả gout, các tinh thể lắng đọng là các calcium phosphate chứ không phải acid uric .

Nếu được điều trị kịp thời, hầu hết bệnh nhân gout sẽ không tiến triển đến giai đoạn mạn tính. Nên lưu ý, bệnh nhân hạn chế dùng aspirin, thuốc lợi tiểu và các thức ăn có nhiều purine (thịt bê, cừu, cá sardine, nội tạng động vật...). Điều trị cơn gout cấp bằng các thuốc chống viêm không steroid. Bắt đầu bằng liều cao, sau đó giảm dần trong 2-8 ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị.

Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh gout cũng như để mọi người xác định rõ mình có đang bị gout hay không? Thường xuyên theo dõi trang Thực phẩm sạch với đời sống để có thêm những kiến thức chăm sóc bản thân, cũng như kiến thức về sức khỏe.

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân dẫn đến xuất tinh sớm và cách khắc phục

Trị bệnh nhờ việc tắm hàng ngày bạn có biết?